04:06

Sau những cái chết thương tâm do tôn cứa vào cổ và bệnh nhân không được sơ cứu đúng cách, chiều 26-9, Bệnh viện Bạch Mai tổ chức buổi hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng.

Ông Dương Đức Hùng- Trưởng đơn vị phẫu thuật tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, việc sơ cứu ban đầu tại hiện trường giúp cầm máu cho nạn nhân trước khi chuyển đến bệnh viện được coi là một trong những kỹ năng sinh tồn cần phải có.

Được biết lượng máu trong cơ thể người trưởng thành khoảng 4, 5 tới 5 lít. Khi một người bị thương, lượng máu chảy ra ngoài tương ứng với vận động của cơ tim, do vậy nếu không được cấp cứu kịp thời, chỉ trong khoảng 2-3 phút nạn nhân sẽ bị sốc dẫn đến tử vong do mất máu quá nhiều. Nếu thời gian khoảng 5 phút máu chảy ra liên tục thì cơ hội cứu sống hầu như không có.

BS Hùng cho biết: “Khi tiến hành sơ cứu các vị trí như cổ tay, cổ chân phải tuân theo nguyên tắc cơ bản sơ cứu vết thương mạch máu đó là băng ép có trọng điểm vết thương. Trước tiên, người sơ cứu có thể dùng những vật dụng hiện có như gạc, khăn tay hay miếng vải rồi cuộn lại đặt lên vết thương và băng ép lên vết thương, có thể dùng cánh tay hay bàn tay bên đối diện hoặc thanh gỗ đặt phía bên cổ đối diện để làm thanh tựa cố định băng ép mà không làm ngạt nạn nhân. Trong sơ cứu thì kỹ thuật băng ép là kỹ thuật cơ bản để cầm máu”

Tuy nhiên nếu là vết thương ở có cổ, do vị trị này có đặc thù là nếu băng ép không đúng cách lại làm chẹt đường thở khiến nạn nhân không thở được. Do đó vị chuyên gia này hướng dẫn mọi người cần đặt một vật như thanh gỗ nhỏ chẳng hạn vào phía đối trọng sau đó băng ép và nhanh chóng chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất, như vậy có thể cứu được bệnh nhân. “Trường hợp, ngay cạnh nạn nhân không có dụng cụ để thực hiện, có thể dùng chính cánh tay của nạn nhân để làm vật cố định, ấn vào vết thương với một lực vừa đủ”, BS Hùng cho hay.

Có thể sơ lược các kỹ thuật sơ cứu cho người bị đứt mạch máu khi bị vật sắc nhọn cứa cổ như sau:

-      Khi phát hiện thấy có người bị nạn với vết thương ở cổ, cần nhanh chóng cầm máu cho nạn nhân. Khi chưa tìm thấy vật dụng gì có thể dùng chính tay nạn nhân để ấn vào vết thương với lực vừa đủ.

-      Khi có vải (có thể xé áo trực tiếp) dùng vài đó ấn vào vết thương của nạn nhân để cầm máu. Tuy nhiên không nên dùng dây (dây vải) hoặc băng để quấn trực tiếp xung quanh cổ nạn nhân nhằm cố định vết thương, vì như vậy dễ khiến nạn nhân bị ngạt thở. Do vậỵ hãy nhặt (tìm) bất kể đoạn cây, que nào để sang phía cổ đối diện của vết thương trước khi băng, nhằm tránh nạn nhân bị ngạt.

-      Trong trường hợp không có vật dụng gì, hãy dùng tay gần vết thương, ấn vừa đủ lên vết thương (để cầm máu), tay kia của nạn nhân giơ lên cao (thay cho cành cây nhằm lưu thông đường thở)

-      Sau đó xé áo làm băng cuốn quanh cổ nạn nhân, giữ cố định nạn nhân như vậy, chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Lưu ý: Khi sơ cứu cần hết sức bình tĩnh, dùng mọi vật dụng có thể (đừng suy nghĩ, tính toán hay lo sợ nạn nhân có bị nhiễm trùng hay không) mà cần nhất là phải cầm được máu càng nhanh càng tốt.

 Khi phát hiện thấy có người bị nạn với vết thương ở cổ, cần nhanh chóng cầm máu cho nạn nhân. Khi chưa tìm thấy vật dụng gì có thể dùng chính tay nạn nhân để ấn vào vết thương với lực vừa đủ.
 Khi có vải (có thể xé áo trực tiếp) dùng vài đó ấn vào vết thương của nạn nhân để cầm máu. Tuy nhiên không nên dùng dây (dây vải) hoặc băng để quấn trực tiếp xung quanh cổ nạn nhân nhằm cố định vết thương, vì như vậy dễ khiến nạn nhân bị ngạt thở
 Hãy nhặt (tìm) bất kể đoạn cây, que nào để sang phía cổ đối diện của vết thương trước khi băng, nhằm tránh nạn nhân bị ngạt.
 Sau đó xé áo làm băng cuốn quanh cổ nạn nhân, giữ cố định nạn nhân như vậy, chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.