02:44

Xăng tăng giá lần thứ 7 từ 15h chiều 20.9

Xem tại đây

Từ 15h chiều 20.9, giá bán lẻ mỗi lít xăng RON 92 sẽ tăng khoảng 156 đồng, lên tối đa 16.232 đồng/lít, xăng E5 tăng 145 đồng lên tối đa 15.981 đồng/lít. Trong khi các mặt hàng dầu hỏa, diesel được giảm 99-133 đồng/lít so với trước lên mức tối đa 10.886 - 12.255 đồng/lít. Riêng dầu madút tăng 4 đồng một kg lên mức tối đa 9.343 đồng/kg. Theo Liên Bộ Công Thương – Tài chính, quyết định tăng giá bán lẻ được đưa ra do bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới 15 ngày qua tăng cao. 

Đình chỉ công tác 15 ngày, kỷ luật lái xe Tổng cục Hải quan đi ngược chiều

Xem tại đây

Chiều 15.9, xe biển số xanh 80A-017.95 chạy ngược chiều trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa khiến nhiều người dân bất bình, chặn lại không cho đi. Người đi đường đã quay clip và đưa lên nhiều trang mạng xã hội.

Theo hồ sơ, chiếc xe này có chủ sở hữu là Văn phòng Tổng cục Hải quan. Trả lời Lao Động chiều 20.9, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, lái xe đã vi phạm 2 lỗi hành chính gồm đi ngược chiều và hết hạn đăng kiểm. Với lỗi vi phạm hành chính, lái xe đã bị CSGT TP.HCM xử phạt 5 triệu đồng, và lỗi hết hạn đăng kiểm bị phạt 3 triệu đồng. “Lái xe đã bị xử phạt và chấp hành nộp phạt. Khi nắm được sự việc, Cục cũng đã có hình thức đình chỉ công tác 15 ngày. Sắp tới chúng tôi sẽ họp để đưa ra hình thức kỷ luật cụ thể. Quan điểm của Cục Điều tra chống buôn lậu, cũng như Tổng cục Hải quan là xử lý nghiêm, không có bao che”, ông Hùng nói.

Đề xuất cấm xe máy ngoại tỉnh ở Hà Nội: Thêm một ý kiến ngược đời

Xem tại đây

Xem tại đây

Và Xem tại đây

Dừng hoạt động với xe máy ngoại tỉnh theo từng giai đoạn, hạn chế hoạt động của ôtô và thu phí trong giờ cao điểm… là những đề xuất của Sở GTVT Hà Nội trong đề án đang lấy ý kiến để giảm ùn tắc giao thông.

Trao đổi với báo Lao Động, ông Lê Đỗ Mười, Viện phó Viện chiến lược và phát triển GTVT cho biết đề án mới đang ở giai đoạn báo cáo đầu kỳ để xin ý kiến trong trong dự thảo mới nhất chuẩn bị công bố thời gian áp dụng có sự điều chỉnh kéo dài tới năm 2030. Theo ông Mười, hiện nay có rất nhiều ý kiến phản hồi và căn cứ vào nhu cầu thực tế, ban lập đề án điều chỉnh để thời gian thực hiện đề án sẽ kéo dài tới năm 2030, tức là từ 2025 đến 2030 mới tiến hành hạn chế phương tiện.

Liên quan tới đề xuất hạn chế xe ngoại tỉnh, ông Mười cho biết đã học kinh nghiệm từ các thành phố của Trung Quốc. Ông Mười nhận định đồng thời lý giải đối tượng sử dụng xe ngoại tỉnh thường là học sinh, sinh viên, những người lao động ở các khu công nghiệp. Theo ông này, cứ 10 xe máy bình quân có 1,5 xe mang biển số ngoại tỉnh và đối tượng đó đa số là sinh viên và ở trung quốc họ cũng hạn chế đối tượng đó đầu tiên, sau đó mới nhân rộng ra, hạn chế theo từng khu vực. Được biết, sau khi lấy ý kiến, ban soạn thảo sẽ điều chỉnh và lấy ý kiến rộng rãi để nhân dân đóng góp ý kiến.

Tuy nhiên, khi phản hồi với báo Lao Động, độc giả Văn Quân nhận định đây “lại là một đề xuất ngược đời, không quản được thì cấm”. Độc giả Đăng Khải thì cho rằng “không nên nghĩ chuyện cấm xe máy ngoại tỉnh vào Hà Nội, mà hãy dừng xây nhà cao tầng trong nội thành Hà Nội bởi xây thế đủ quá rồi”.

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh:“Chúng tôi thường xuyên bị đe dọa, mua chuộc...“

Xem tại đây

Phát biểu kết thúc cuộc họp với đại diện Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, các bộ, ngành về kiểm tra, xử lý vi phạm về bán hàng đa cấp (BHĐC) chiều 19/9, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, ông thường xuyên nhận được những lời đe dọa và cả mua chuộc từ một số Công ty BHĐC nhưng Bộ Công Thương sẽ vẫn quyết tâm xử lý mạnh với các hành vi BHĐC bất chính, trục lợi, gây hại lớn cho người dân.

Cũng trong 6 tháng đầu năm, Cục Quản lý cạnh tranh tiến hành nhiều đợt kiểm tra hoạt động bán hàng đa cấp trên địa bàn nhiều tỉnh thành phố. Kết quả cho thấy, tính đến tháng 8 năm 2016, có 36 doanh nghiệp vi phạm và bị xử phạt, với số tiền xử phạt gần 6,5 tỷ đồng. 

Dự án BĐS mác Dầu khí: Sau ra mắt hoàng tráng là bán tống, bán tháo

Xem tại đây

Với khoản thua lỗ 3.300 tỉ đồng, hàng loạt các lãnh đaọ Tổng Cty Cổ phần xây lắp Dầu khí khí Việt Nam (Tổng Cty PVC) bị bắt tạm giam. Trong khoản thua lỗ đang đang được cơ quan cảnh sát điều tra làm rõ, có việc mở rộng đầu tư ngoài ngành với hàng loạt các dự án BĐS đã chết yểu. Trong đó có các siêu dự án một thời hoành tráng mang mác Dầu khí đã phải sang tên đổi chủ để rồi bỏ hoang.

Đầu tiên phải kể đến siêu dự án khu Trung tâm Thương mại Tháp dầu khí và Công viên Giải trí (gọi tắt là PVN Tower) ở Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội.  Năm 2010, thị trường BĐS choáng váng khi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) sẽ xây dựng Tổ hợp Tháp Dầu khí Việt Nam với vốn đầu tư trên 1 tỉ USD. Tuy nhiên, tháng 3.2011 chủ đầu tư mới lại hạ quy mô 102 tầng xuống còn 79 tầng và vốn đầu tư cũng giảm xuống còn hơn 600 triệu USD. Tới năm 2015, dự án này chính thức được chuyển giao về cho Tập đoàn Mai Linh.

Một dự án khác cũng bị PVC “đem con bỏ chợ” đến mức phải bán tống bán tháo cổ phần là Mỹ Đình Pearl. Dự án được giới thiệu hoành tráng này gồm: Tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp. Đến tháng 8.2015, PVC ra thông báo bán đấu giá toàn bộ số cổ phần mà đơn vị đang nắm giữ tại Công ty Bất động sản Dầu khí. Hiện nay, đất dự án đang được tạm thời chuyển đổi sang dịch vụ tập golf.

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.