22:35

Với tôi vùng đất Hoà Bình giống như một nàng sơn nữ, kín đáo nhưng cũng chứa trong mình biết bao điều kỳ diệu. Càng khám phá càng thấy huyền bí từ phong tục, tập quán đến đời sống thường nhật. Trên đường vào các vùng Mai Châu, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Kỳ Sơn, Đà Bắc… không khó để ta bắt gặp những cụ già ở cái tuổi xưa nay hiếm nhưng vẫn đeo gùi lên nương dẫy cùng con cháu, da dẻ hồng hào, tươi sáng. Vậy bí quyết nào đã giúp họ được khoẻ mạnh, minh mẫn như vậy!?

Lên miền ngược chữa bệnh

Trong một chuyến công tác, tôi ngồi cạnh hai cha con từ Nghệ An lên Hoà Bình. Qua câu chuyện được biết anh là Phan Văn Trung (SN 1977) trú tại xóm 3, xã Khánh Hưng, Hưng Nguyên, Nghệ An. Cha con anh không phải đi tham quan, du lịch hay thăm người thân mà lên miền ngược chữa bệnh.

Câu chuyện lạ kỳ đã cuốn hút tôi bởi nếu bị bệnh thì chữa ở các bệnh viện miền xuôi, ở các thành phố lớn chứ sao lại lên miền ngược làm gì? Đem thắc mắc hỏi anh Trung, anh bảo: “Một năm trước đây khi cháu Phan Văn Cao được 7 tháng đi khám phát hiện mình bị hội chứng thận hư bẩm sinh, phù nề, tiểu ra máu bệnh viện trả về. Đang buồn chán anh nhờ bạn bè xem có cách nào giúp con mình không thì được giới thiệu đến bà lang Nguyễn Thị Miến, SN 1965 trú tại xóm Mỏ, xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Còn nước còn tát anh bắt xe lên được bà hướng dẫn: “Cháu còn nhỏ chưa thể uống được thuốc vì vậy mẹ phải uống rồi cho con bú. Cả hai vợ chồng kiên trì người sắc, người uống và sau 3 tháng bệnh tình đã có những chuyển biến rõ rệt. Giờ thì cháu đã khoẻ mạnh đi học với các bạn cùng trang lứa”.

Vì công việc nên tôi chỉ kịp xin lại số điện thoại, địa chỉ của bà lang Miến. Bố con anh Trung xuống xe, còn tôi tiếp tục cho chuyến công tác. Khi có điều kiện tôi nhất định sẽ ghé qua xem thực hư câu chuyện thế nào.

Gần đây, tôi mới có dịp lên bà lang Miến, từ Quốc lộ 6, xuống Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn, đi bộ khoảng gần cây số là đến nhà bà lang Miến. Có điều lạ là nhà bà lang Miến đối diện với Bệnh viện đa khoa huyện Kỳ Sơn với hàng trăm giường bệnh và hàng chục y bác sỹ thì với lang y như bà Miến sao có thể “cạnh tranh” nổi nền y học hiện đại được. Nhưng dường như ngược lại bệnh viện thì đìu hưu, vắng vẻ còn nhà bà lang Miến thì lúc nào cũng tấp nập bệnh nhân ra vào.

Ngôi nhà bà lang Miến nằm nép mình bên những sườn đồi dốc Mỏ, khung cảnh thoáng đãng, yên bình. Hai cụ già ngồi nói chuyện ở bộ ghế trước nhà, da dẻ hồng hào, minh mẫn. Qua câu chuyện được biết cụ lang Kiểm năm nay đã ngoài 80 cũng chính là người truyền lại bài thuốc cho con gái là bà lang Miến, trải qua đời thứ 6.

Cụ lang Kiểm kể lại: “Từ ngày xưa người dân ở đây có bệnh tật chỉ biết dựa vào ông lang, bà mế lên rừng lấy thuốc. Bệnh nào, thuốc ấy trên rừng có đủ nhưng quan trọng là người đi lấy có biết công dụng của nó hay không”.

Đến giờ cụ vẫn nhớ như in ngày cụ còn nhỏ quan ta, quan tây của tỉnh Hoà Bình mỗi lần bệnh đều đến lấy thuốc của nhà cụ. Có cả người miền xuôi cũng khăn gói lên đây, ăn nằm ở nhà cụ cả tháng trời để chữa bệnh… Tiếng là vậy nhưng ngày đó cuộc sống nhân dân còn khó khăn nên đa phần là gia đình cụ giúp. Còn những quan chức thì cũng chỉ lấy tiền công chứ chẳng màng danh lợi, giàu sang.

Sau khi thăm khám cho một loạt bệnh nhân, bà lang Miến cáo bận vì phải lên rừng tự tay lấy vài vị thuốc cho bệnh nhân. Tôi ngỏ ý muốn đi theo để “thực mục sở thị” những cây thuốc quý trên núi được bà đồng ý. Bà dẫn tôi ngược lên phía ngọn núi đá Khụ Nhật. Trên đường đi gặp cây thuốc nào, chữa bệnh gì là bà giới thiệu về công dụng của cây thuốc đó. Bà bảo: “Trong bài thuốc chữa thận không thể thiếu hai loại cây Chót, cây Mèn Ten (tiếng dân tộc), thế nhưng cây thì ở tận trên những vách núi đá cao, cây lại sống ở ven suối hay dưới thung lũng sâu”. Mỗi lần gặp cây thuốc bà thường chỉ ngắt một phần vì phải vẫn để lại sau còn có cái để dùng.

Sau nửa ngày chiếc gùi đã đầy các vị thuốc, chúng tôi xuống núi trở về nhà. Bà vừa tự tay thái lát, cắt nhỏ có vị phải dùng tươi nhưng có vị cũng phải dùng khô. Từng thang thuốc được bà đóng gói cẩn thận ghi rõ cách dùng và căn dặn việc kiêng kỵ trong quá trình bệnh nhân dùng thuốc.

Các giấy khen UBND huyện Kỳ Sơn trao tặng. 

Nhiều người coi bà là ân nhân

Chỉ trong thời gian ngắn chúng tôi đã gặp rất nhiều bệnh nhân đến lấy thuốc. Trong đó có những ca bệnh được coi đã khỏi hẳn nhưng hiện vẫn lấy thêm vài tháng để uống cho rứt điểm.

Đó là trường hợp của chị Chu Thị Thập (37 tuổi), trú tại tổ 24, phường Đồng Tiến, Hoà Bình. Bị bệnh suy thận mạn, viêm đường tiết niệu sau thời gian uống thuốc của bà lang Miến đã khỏi. Một trường hợp đặc biệt chị Ngô Thị Hoa (36 tuổi) thôn Bảo Ngọc, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, Bắc Ninh bị lupus ban đỏ, phá vào thận, viêm cầu thận, hội chứng thận hư, phù nề. Điều khó là khi phát hiện bệnh cũng là lúc chị mang thai 6 tháng, không thể bỏ. Được mọi người giới thiệu hai vợ chồng đến bà lang Miến lấy thuốc. Sau một thời gian kiên trì chữa trị, không chỉ chị Hoa khỏi bệnh mà còn sinh cháu bé khoẻ mạnh, bụ bẫm. Từ đó, cứ ngày lễ tết là cả hai vợ chồng lại cho con lên thăm bà như để cảm ơn cứu mạng.

Kể cả bệnh nhân ở xa không có điều kiện ra tận nơi thăm khám, chỉ kể bệnh với bà qua điện thoại cùng với việc gửi các kết quả xét nghiệm bà lang Miến có thể bốc thuốc gửi đi và cũng rất hiệu quả. Đó là trường hợp của chị Lê Thuý Hằng (41 tuổi), trú tại Ấp 1, xã Hữu Nhơn, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre suy thận mãn tính, huyết áp cao, men gan cao. Chỉ hơn 3 tháng uống thuốc do bà Miến gửi vào bệnh tình thuyên giảm hẳn hiện chị còn giới thiệu cho một số anh em bạn bè lấy thuốc của bà đều hiệu quả. Ngày nào chị cũng gọi điện nói chuyện với bà Miến như người trong gia đình. Chị Bùi Thị Khuyên, ở đường Trần Phú, thị trấn Eakar, huyện Eakar, tỉnh Đăk Lăk… cũng tương tự như vậy.

Sau nhiều năm bà lang Miến đã là ân nhân chữa khỏi bệnh cho hàng trăm bệnh nhân trong và ngoài tỉnh với các loại bệnh nặng và khó chữa như: suy thận, suy tủy, máu huyết tán, lách to, và các bệnh đường ruột khác. Bà chia sẻ về bài thuốc đó là những cây thuốc quí như cây chót, cây mèn ten, xạ đen, trinh nữ hoàng cung, củ bình vôi đỏ và trắng… kết hợp với phương thức bí truyền của gia đình đã tạo nên những bài thuốc dân gian quý được hội đông y tỉnh, huyện công nhận. Mỗi thang thuốc chỉ cần cho vào ấm đun sôi trong vòng 7-10 phút là uống thay nước đến khi thuốc nhạt thì thôi.

Bà tâm sự: “Nhiều bệnh nhân là người nghèo, tôi cũng sẵn lòng chữa trị, giúp đỡ. Còn không cũng chỉ lấy ngày công đi rừng vì có nhiều loại cây thuốc phải nhờ người đi lấy ở tận vùng Kim Bôi, Đà Bắc... Chỉ mong sao họ lấy thuốc uống bệnh tình thuyên giảm, khỏi hẳn là niềm động viên, khích lệ đối với những người làm nghề lương y như chúng tôi”. Ngoài những bài thuốc chữa các bệnh thông thường, hiện nay bà vẫn đang tìm tòi, nghiên cứu để tìm ra những bài thuốc chữa các bệnh như tiểu đường, viêm gan B…

Tại Hội thi “Sưu tầm dược liệu và các bài thuốc dân gian KVPT tỉnh Hòa Bình” năm 2012, với bài thuốc “chữa bệnh sốt rét và sốt xuất huyết do côn trùng cắn” và bài thuốc “sơ cứu vết thương bằng dược liệu ở tại khu vực phòng thủ”. Lọt vào tốp 10 bài thuốc gia truyền xuất sắc của tỉnh. Ngoài ra, bà lang Miến cũng được nhận hàng loạt giấy khen của UBND huyện Kỳ Sơn vì “đã có thành tích xuất sắc trong công tác khám chữa bệnh cho nhân dân”.

Thầy thuốc ưu tú Trương Quốc Chiến – Phó chủ tịch thường trực Hội đông y tỉnh Hoà Bình cho biết: “Bài thuốc của lương y Nguyễn Thị Miến được thừa hưởng từ bài thuốc gia truyền của cụ lang Kiểm, được đánh giá là một trong những bài thuốc dân gian quý, có hiệu quả. Chúng tôi đang hỗ trợ để bài thuốc được đăng ký bảo hộ có thể giúp cho nhiều người bệnh có cơ hội được chữa bệnh và khỏi bệnh hơn nữa”.

Tin bài cùng chuyên mục

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.