Latest Post

20:28

Nhiều vấn đề khác nhau có thể dẫn đến mất thính giác tạm thời, điều quan trọng là bạn phải tìm ra nguyên nhân gây ra và điều trị đúng. 

Cách duy nhất để biết chắc là tổn thất của bạn có thể  chữa được  hay không là liên lạc với trung tâm trợ thính để được đánh giá kỹ lưỡng.

Các nguyên nhân gây điếc tạm thời

Điếc do tiếng ồn: cơ chế tinh tế của tai trong của bạn rất nhạy cảm với tiếng ồn lớn - cụ thể, tiếng ồn lớn hơn 85 decibel. Nếu bạn ngồi quá gần với  các loa tại buổi hòa nhạc hoặc không đeo nút  tai khi bắn  súng, bạn sẽ có nguy cơ làm hỏng thính giác của mình. Mất thính giác do nó gây ra có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào mức độ tiếng ồn và khoảng cách gần tai của bạn…

Ống tai ngoài bị bít: có cái gì đó ngăn cản ống tai của bạn, nó sẽ cản trở khả năng nghe của bạn. Nếu tai bạn cảm thấy bị nghẹt, có thể do quá nhiều ráy tai, sưng do nhiễm trùng tai hoặc dịch trong khoang  tai giữa.

Thuốc gây ngộ độc tai: một số loại thuốc độc hại đối với tai và có thể gây điếc  tạm thời. Hãy chắc chắn kiểm tra với bác sĩ của bạn và nói chuyện với dược sĩ của bạn về bất kỳ mối quan tâm bạn  cho là có thể có liên quan đến thuốc bạn đang dùng.

Hãy đi khám bác sĩ

Mặc dù bạn có thể muốn tin rằng vấn đề thính giác của bạn là tạm thời, nhưng chỉ có chuyên gia y tế được đào tạo  mới có thể xác định được điều đó, vì vậy điều đầu tiên bạn cần làm là hẹn khám bệnh chuyên khoa về thính giác. Họ sẽ  đánh giá toàn bộ  hệ thống  thính giác cho  bạn để xác định nguyên nhân gây  mất thính lực của bạn .

Tại buổi đánh giá, nhân viên chăm sóc sức khỏe thính giác của bạn sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn và các vấn đề về thính giác. Điều này sẽ giúp họ xác định liệu có bất kỳ điều gì trong quá khứ của bạn  gây ra  các  vấn đề sức khỏe đang diễn ra hay không.

Điều trị điếc tạm thời như thế nào?

Sau đó, bạn sẽ được kiểm tra tai  xem có  bất kỳ các dấu hiệu bất thường trước khi  kiểm tra thính giác đơn giản cho bạn  để tiến gần tới  bản chất  tình trạng của bạn. Một số tình trạng có thể  cần làm thêm  các  thử nghiệm nâng cao, do đó bạn có thể cần phải lên kế hoạch cho một cuộc hẹn tiếp theo hoặc khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng .

Điều trị điếc tạm thời như thế  nào? 

Hãy cho tai bạn được nghỉ ngơi:

Lần tiếp theo bạn nhận thấy tai đang ù khi bạn đang dự một buổi hòa nhạc với bạn bè, hãy tránh khỏi tiếng ồn bằng cách đi ra hành lang hoặc vào nhà vệ sinh trong vài phút. Hãy giảm âm lượng radio trên ô tô và tivi.

Trong trường hợp ráy tai quá nhiều và đóng bánh, tốt nhất nên để một chuyên gia lấy nó ra

Bảo vệ thính giác của bạn khỏi bị hư hại thêm bằng cách mang đồ bảo vệ tai. Nếu bạn biết bạn sẽ tham dự một buổi hòa nhạc âm thanh lớn hoặc buổi bắn pháo hoa, hãy đeo nút tai hoặc chụp tai. Nếu sở thích của bạn bao gồm sử dụng các thiết bị  tiếng ồn lớn như xe máy, xe trượt tuyết hoặc súng ống, hãy mang thiết bị bảo vệ trợ thính.

Giải quyết  các tắc nghẽn:

Nếu mất thính giác do tắc nghẽn ống tai, thính giác của bạn sẽ trở lại bình thường sau khi  giải quyết tắc nghẽn. Các loại gây tắc nghẽn bao gồm:

Ráy tai: với hầu hết thời gian ráy tai là tốt. Công việc của nó là bẫy bụi và các hạt nhỏ khác ngăn chúng đến màng nhĩ. Theo nguyên tắc chung, ráy tai rơi ra khỏi ống tai của bạn một cách tự nhiên. Trong trường hợp  ráy tai quá nhiều và đóng bánh, tốt nhất nên để một chuyên gia lấy nó ra.

Nhiễm trùng tai: mặc dù hầu hết các viêm nhiễm do nhiễm trùng đều tự khỏi  và nghe thậm chí  trở lại bình thường, hãy gặp bác sĩ nếu bạn bị đau hoặc chảy nước từ tai bị tắc nghẽn, hoặc nếu đau tai kèm với sốt cao, cổ cứng hoặc đau đầu nhiều.

Đi bơi: nếu gần đây bạn bơi  và bị ngứa, đau hoặc cảm giác đầy trong tai, bạn có thể có  bị “tai của người bơi” (swimmer’s ear). Nhiễm trùng ống tai ngoài  này của bạn thường xảy ra khi nước vẫn còn trong tai của bạn sau khi bạn  bơi. Nó cũng có thể là do vết trầy hay xước trong ống tai gây ra do sử dụng  que bông, kẹp tóc hoặc ngón tay để làm sạch ống tai. Khi tình trạng này được điều trị đúng bởi một chuyên gia y tế, thính giác của bạn thường trở lại bình thường.

Theo SKDS

20:28

Là một bệnh lý độc lập nhưng TCBP lại là yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nên nhiều bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật, cơ xương khớp và ung thư... Do TCBP liên quan đến nhiều bệnh lý quan trọng như vậy nên người ta coi vấn đề TCBP là chóp của tảng băng các bệnh mạn tính không lây.

TCBP gây rối loạn chuyển hóa lipid máu (còn gọi là rối loạn mỡ máu)

Thường thấy rối loạn mỡ máu ở hầu hết các bệnh nhân TCBP. Với lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa mạch máu và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi tim gây ra đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử. Người TCBP có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác.

Bệnh béo phì gây rối loạn chuyển hóa lipid máu, còn gọi là rối loạn mỡ máu.

Như vậy, giữ vóc dáng, hạn chế TCBP sẽ tránh được rối loạn mỡ máu, tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim... Tránh được các biến chứng khác do bệnh vữa xơ động mạch gây ra như tai biến mạch máu não, hẹp động mạch ngoại vi. Ngoài ra còn giúp tăng cường chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị vì chi phí cho các tai biến mạch máu não rất tốn kém.

TCBP và nguy cơ bị tăng huyết áp

Huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng. Người TCBP có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn bình thường, nguy cơ này càng cao khi tuổi càng trẻ và thời gian càng kéo dài. Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân gây đột quỵ chảy máu não, vừa là nguy cơ gây đột quỵ thiếu máu não. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, về lâu dài tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến thị lực. Ngay cả chức năng thận cũng bị ảnh hưởng do tăng huyết áp. Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, nó điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối... từ đó điều chỉnh huyết áp. Nhưng ngược lại, bệnh tăng huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận. Bên cạnh đó, vì tăng huyết áp, tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng; các mạch máu ở tứ chi có thể thu hẹp dẫn đến một bệnh lý gọi là bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chân và gây ra chứng chuột rút.

TCBP gây thoái hoá khớp

TCBP thường mắc bệnh xương khớp sớm và bệnh thường nặng hơn khi trọng lượng cơ thể tăng. Người bị TCBP có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng nếu giảm 5kg trong 10 năm thì nguy cơ thoái hóa khớp gối sẽ giảm 50%.

TCBP gây ra nhiều tác động xấu đến bệnh cơ xương khớp. Do biểu hiện đặc trưng của bệnh là đau nhức nên các thuốc chống viêm, giảm đau khi dùng để điều trị kích thích các bệnh lý khác phát triển, gây trở ngại trong điều trị. Vì vậy kiểm soát cân nặng để đẩy lùi TCBP không những giúp phòng ngừa bệnh tật mà còn là chìa khóa bảo vệ sức khỏe.

TCBP gây bệnh sỏi mật

TCBP làm tăng nguy cơ bị bệnh sỏi mật gấp 3-4 lần. Để giảm nguy cơ sỏi mật cần có một chế độ ăn uống cân bằng; thường xuyên tập thể dục. Người ít vận động, ngồi nhiều, có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. TCBP làm tăng tổng hợp 20mg cholesterol/ngày/kg mỡ thừa. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hòa cholesterol trong mật, chức năng của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật.

Tuy vậy, đối với người TCBP khi muốn giảm cân thì cần giảm cân từ từ, nếu giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.

Do đó, ăn uống hợp lý và cân bằng, tăng cường hoạt động thể lực, phòng tránh dư thừa trọng lượng cơ thể là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây nên bệnh sỏi mật.

TCBP gây rối loạn đường huyết

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng insulin để làm giảm đường huyết ở người béo phì thấp hơn người bình thường và đó chính là nguyên nhân tại sao người bị đái tháo đường phần lớn là người béo phì.

Có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin và béo phì. Nguy cơ đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm.

Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, tổn thương thần kinh dẫn đến đau và tê ở bàn tay và bàn chân, suy giảm chức năng thận và bệnh về mắt.

TCBP gây bệnh ung thư

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, ung thư có liên quan tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi chức năng miễn dịch của tế bào giảm thì cơ thể dễ bị các loại u ác tính. Bất kể nguyên nhân gây ra u ác tính là gì, chỉ cần trong cơ thể xuất hiện tế bào biến chứng ung thư thì màng tế bào lập tức sinh ra kháng nguyên đặc biệt, còn tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ diệt các tế bào có kháng nguyên ung thư này. Khi chức năng miễn dịch của tế bào giảm, khả năng tự bảo vệ của cơ thể yếu thì tế bào ung thư sẽ sinh sôi.

Mặt khác, người béo phì đều mắc chứng cholesterol trong máu cao và insulin trong máu cao, khiến lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch tăng cao, giảm khả năng diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư cũng như các bệnh khác do béo phì, các bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên kiểm soát cân nặng của mình với một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, cân bằng, kết hợp với vận động hợp lý để nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm do TCBP gây nên.

Theo SKDS

20:28

Huyết khối tĩnh mạch não là hiện tượng hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch và xoang tĩnh mạch của não, chiếm gần 1% tổng số những trường hợp đột quỵ.

Do vậy, việc chẩn đoán sớm huyết khối tĩnh mạch não khi bệnh nhân vào viện có ý nghĩa rất lớn đối với việc cấp cứu, điều trị, thậm chí cứu sống tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân thường gặp

Một số yếu tố thường gặp là do di truyền và mắc phải thúc đẩy huyết khối tĩnh mạch não đã được ghi nhận. Tuy nhiên, nguyên nhân huyết khối tĩnh mạch não vẫn không xác định được. Cần phân biệt giữa các nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

Nguyên nhân nhiễm trùng: nhiễm trùng ổ mắt, xoang chũm, tai giữa, mặt và viêm màng não là hay gặp nhất. Thường gặp ở bệnh nhân viêm tai và viêm xoang chũm. Huyết khối tĩnh mạch não xoang hang gần như liên quan với nhiễm trùng các xoang cạnh mũi hoặc ổ mắt. Các nguyên nhân nhiễm trùng ngày nay ít gặp hơn.

Huyết khối tĩnh mạch não không liên quan nhiễm trùng: phổ biến nhất là ung thư, rối loạn tăng sinh tủy, mất nước và thuốc ngừa thai, các rối loạn đông cầm máu (tình trạng tăng đông di truyền hoặc mắc phải), bệnh tạo keo, mang thai và chu sinh. Ở phụ nữ trẻ, huyết khối tĩnh mạch não thường gặp ở chu sinh hơn là lúc mang thai; Các nguyên nhân cơ học như: chấn thương đầu, chọc dò tủy sống cũng có biến chứng huyết khối tĩnh mạch não. Tuy nhiên, khoảng 20-35% bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Hình ảnh chụp MRI ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não.

Hình ảnh chụp MRI ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não.

Huyết khối tĩnh mạch não có điều trị được không?

Là bệnh lý mạch máu não nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được. Mặc dù ít gặp hơn so với đột quỵ tắc động mạch nhưng huyết khối tĩnh mạch não là nhóm nguyên nhân quan trọng phải luôn luôn nghĩ đến, đặc biệt ở bệnh nhân là phụ nữ mang thai, hậu sản hoặc các tình trạng tăng đông. Hiện sự cải thiện về nhận thức huyết khối tĩnh mạch não và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh học não đã thay đổi về tần suất huyết khối tĩnh mạch não.

Biểu hiện lâm sàng

Thường nhất là các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh khu trú. Phụ nữ mang thai, hậu sản hay bệnh nhân có bệnh lý tăng đông phải được nghĩ đến chẩn đoán khi có dấu hiệu thần kinh. Các triệu chứng hai bên bán cầu, co giật, nhức đầu, phù gai hay các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ khác được nghi ngờ chẩn đoán. Một vài trường hợp với hội chứng giả u não với nguyên nhân là huyết khối tĩnh mạch não.

Hình ảnh trên CT scan sọ não: tăng đậm đồ vùng xoang tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch vỏ có huyết khối. Vùng nhồi máu tĩnh mạch trên phim CTscan là vùng giảm đậm độ, phù, xuất huyết ở kế cận xoang tĩnh mạch, như cạnh đường giữa với xoang dọc trên, thùy thái dương với xoang ngang. Các vùng nhồi máu này vượt qua các giới hạn điển hình do các nhánh động mạch chi phối là dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân tắc tĩnh mạch; Hình ảnh trên MRI: các tín hiệu có thể phù hợp với huyết khối giai đoạn cấp (đồng tín hiệu trên T1, giảm tín hiệu trên T2) hoặc bán cấp cũng như các đặc trưng của nhồi máu tĩnh mạch, thường có hình ảnh chuyển dạng xuất huyết.

Các dạng đột quỵ não đường động mạch; u não; viêm xoang; viêm não; viêm não màng não; tổn thương não do chấn thương; sản giật; bệnh não chất trắng phần sau có hồi phục... Trong mọi trường hợp cần nghĩ đến chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não trong chẩn đoán phân biệt thì mới có thể đi đến chẩn đoán xác định.

Bệnh nhân cần theo dõi và tái khám

Đây là nhóm bệnh nhân cần thiết theo dõi sát tình trạng đông cầm máu, cần theo dõi tại các cơ sở có thể kiểm tra INR và có kinh nghiệm điều trị kháng đông. Thời gian đầu có thể theo dõi mỗi tuần, sau đó có thể mỗi tháng khi ổn định hơn đảm bảo hiệu quả điều trị kháng đông. Cần kiểm tra CTscan hoặc MRI khi có các triệu chứng hoặc dấu hiệu tái phát hoặc biến chứng do thuốc kháng đông.

Theo SKDS

01:23

Lối sống hiện đại và sự thay đổi về chế độ ăn là nguyên nhân quan trọng dẫn đến gia tăng thừa cân béo phì (TCBP).

Là một bệnh lý độc lập nhưng TCBP lại là yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nên nhiều bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, sỏi mật, cơ xương khớp và ung thư... Do TCBP liên quan đến nhiều bệnh lý quan trọng như vậy nên người ta coi vấn đề TCBP là chóp của tảng băng các bệnh mạn tính không lây.

TCBP gây rối loạn chuyển hóa lipid máu (còn gọi là rối loạn mỡ máu)

Thường thấy rối loạn mỡ máu ở hầu hết các bệnh nhân TCBP. Với lượng mỡ trong máu cao là nguyên nhân chủ yếu của quá trình xơ vữa mạch máu và dần dần làm hẹp các động mạch cung cấp máu cho tim và các cơ quan khác của cơ thể. Khi động mạch vành bị hẹp sẽ làm giảm dòng máu tới nuôi tim gây ra đau thắt ngực, thậm chí nhồi máu cơ tim có thể gây đột tử. Người TCBP có nguy cơ cao mắc bệnh mạch vành và các bệnh lý tim mạch khác.

Bệnh béo phì gây rối loạn chuyển hóa lipid máu, còn gọi là rối loạn mỡ máu.

Như vậy, giữ vóc dáng, hạn chế TCBP sẽ tránh được rối loạn mỡ máu, tránh được các biến chứng tim mạch nguy hiểm như đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim... Tránh được các biến chứng khác do bệnh vữa xơ động mạch gây ra như tai biến mạch máu não, hẹp động mạch ngoại vi. Ngoài ra còn giúp tăng cường chất lượng cuộc sống, giảm chi phí điều trị vì chi phí cho các tai biến mạch máu não rất tốn kém.

TCBP và nguy cơ bị tăng huyết áp

Huyết áp tâm thu và tâm trương đều tăng. Người TCBP có nguy cơ bị tăng huyết áp cao hơn bình thường, nguy cơ này càng cao khi tuổi càng trẻ và thời gian càng kéo dài. Tăng huyết áp vừa là nguyên nhân gây đột quỵ chảy máu não, vừa là nguy cơ gây đột quỵ thiếu máu não. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tim, về lâu dài tăng huyết áp có thể ảnh hưởng đến thị lực. Ngay cả chức năng thận cũng bị ảnh hưởng do tăng huyết áp. Thận là một trong những bộ phận đóng vai trò giữ cho huyết áp của cơ thể được bình thường, nó điều tiết các chất dịch của cơ thể, muối... từ đó điều chỉnh huyết áp. Nhưng ngược lại, bệnh tăng huyết áp lại gây hư hại các mạch máu trong thận làm quả thận mất chức năng lọc, làm hẹp động mạch thận, từ đó gây suy thận. Bên cạnh đó, vì tăng huyết áp, tất cả các mạch máu nuôi cơ thể đều bị ảnh hưởng; các mạch máu ở tứ chi có thể thu hẹp dẫn đến một bệnh lý gọi là bệnh động mạch ngoại biên ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở chân và gây ra chứng chuột rút.

TCBP gây thoái hoá khớp

TCBP thường mắc bệnh xương khớp sớm và bệnh thường nặng hơn khi trọng lượng cơ thể tăng. Người bị TCBP có nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao gấp 6 lần so với người bình thường. Các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng nếu giảm 5kg trong 10 năm thì nguy cơ thoái hóa khớp gối sẽ giảm 50%.

TCBP gây ra nhiều tác động xấu đến bệnh cơ xương khớp. Do biểu hiện đặc trưng của bệnh là đau nhức nên các thuốc chống viêm, giảm đau khi dùng để điều trị kích thích các bệnh lý khác phát triển, gây trở ngại trong điều trị. Vì vậy kiểm soát cân nặng để đẩy lùi TCBP không những giúp phòng ngừa bệnh tật mà còn là chìa khóa bảo vệ sức khỏe.

TCBP gây bệnh sỏi mật

TCBP làm tăng nguy cơ bị bệnh sỏi mật gấp 3-4 lần. Để giảm nguy cơ sỏi mật cần có một chế độ ăn uống cân bằng; thường xuyên tập thể dục. Người ít vận động, ngồi nhiều, có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật. TCBP làm tăng tổng hợp 20mg cholesterol/ngày/kg mỡ thừa. Tình trạng đó làm tăng bài tiết mật, tăng mức bão hòa cholesterol trong mật, chức năng của túi mật giảm dẫn tới bệnh sỏi mật.

Tuy vậy, đối với người TCBP khi muốn giảm cân thì cần giảm cân từ từ, nếu giảm cân nhanh chóng cũng có thể làm tăng nguy cơ sỏi mật.

Do đó, ăn uống hợp lý và cân bằng, tăng cường hoạt động thể lực, phòng tránh dư thừa trọng lượng cơ thể là biện pháp rất quan trọng để giảm nguy cơ gây nên bệnh sỏi mật.

TCBP gây rối loạn đường huyết

Các nghiên cứu đã chứng minh rằng lượng insulin để làm giảm đường huyết ở người béo phì thấp hơn người bình thường và đó chính là nguyên nhân tại sao người bị đái tháo đường phần lớn là người béo phì.

Có mối liên quan chặt chẽ giữa bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin và béo phì. Nguy cơ đái tháo đường không phụ thuộc insulin tăng liên tục khi BMI tăng và giảm đi khi cân nặng giảm.

Bệnh đái tháo đường làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tim và đột quỵ, tổn thương thần kinh dẫn đến đau và tê ở bàn tay và bàn chân, suy giảm chức năng thận và bệnh về mắt.

TCBP gây bệnh ung thư

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, ung thư có liên quan tới khả năng miễn dịch của cơ thể. Khi chức năng miễn dịch của tế bào giảm thì cơ thể dễ bị các loại u ác tính. Bất kể nguyên nhân gây ra u ác tính là gì, chỉ cần trong cơ thể xuất hiện tế bào biến chứng ung thư thì màng tế bào lập tức sinh ra kháng nguyên đặc biệt, còn tế bào miễn dịch trong cơ thể sẽ diệt các tế bào có kháng nguyên ung thư này. Khi chức năng miễn dịch của tế bào giảm, khả năng tự bảo vệ của cơ thể yếu thì tế bào ung thư sẽ sinh sôi.

Mặt khác, người béo phì đều mắc chứng cholesterol trong máu cao và insulin trong máu cao, khiến lượng cholesterol trong tế bào miễn dịch tăng cao, giảm khả năng diệt tế bào ung thư của hệ miễn dịch trong cơ thể.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh ung thư cũng như các bệnh khác do béo phì, các bác sĩ khuyến cáo mỗi người nên kiểm soát cân nặng của mình với một chế độ dinh dưỡng khỏe mạnh, cân bằng, kết hợp với vận động hợp lý để nâng cao sức khỏe cũng như phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm do TCBP gây nên.

Theo SKDS

01:23

Sự lão hóa trong cơ thể người cao tuổi được ghi nhận với những thay đổi toàn bộ các tổ chức, cơ quan, bộ máy của cơ thể gồm hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tiết niệu, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và hệ nội tiết.

Lão hóa hệ thần kinh

Hệ thần kinh có chức năng chỉ huy, điều hòa mọi hoạt động của cơ thể. Về mặt giải phẫu, khối lượng não bộ giảm dần trong quá trình lão hóa, chúng chỉ còn khoảng 1.180g ở nam và 1.060g ở nữ lúc 85 tuổi so với trọng lượng 1.400g đến 1.260g lúc 20 - 25 tuổi. Về mặt sinh lý, biến đổi thường gặp nhất là giảm khả năng thụ cảm như: giảm thị thực, thính lực, khứu giác, vị giác, xúc giác; các cấu trúc tiếp nối thần kinh cũng giảm tính linh hoạt trong sự dẫn truyền xung động; hậu quả là phản xạ vô điều kiện tiến triển chậm hơn, yếu hơn; hoạt động của thần kinh cao cấp có những biến đổi trong các quá trình cơ bản, giảm ức chế rồi giảm hưng phấn; sự cân bằng giữa hai quá trình này kém đi dẫn đến rối loạn, hình thành phản xạ có điều kiện; thực tế thường gặp trạng thái cường giao cảm, rối loạn giấc ngủ với giấc ngủ không sâu, ban ngày dễ ngủ gà ngủ gật.

Về mặt tâm lý, nhiều người sống lâu, có sức khỏe bình thường, vẫn giữ được một phong thái hoạt động thần kinh cao cấp như lúc còn trẻ; khi sức khỏe không ổn định, tâm lý và tư duy thường có những biến đổi và mức độ của những biến đổi này tùy thuốc vào quá trình hoạt động cũ, thể trạng chung và thái độ của những người ở chung quanh; trong các biến đổi đó có hai đặc tính chung là sự giảm tốc độ và giảm tính linh hoạt; dễ có sự đậm nét hóa về tính tình cũ, giảm quan tâm đến những người chung quanh và tình hình thế sự, ít hướng về cái mới mà thường quay về với đời sống nội tâm; trí nhớ và kiến thức chung về nghiệp vụ vẫn khá tốt nhưng thường giảm sức ghi nhớ những việc mới xảy ra, những vấn đề trừu tượng.

Thích nghi với những cái “lão” của tuổi già

Lão hóa hệ tim mạch

Đối với tim, nếu không có bệnh lý gì đi kèm theo thì khi cao tuổi khối lượng nặng của cơ tim thường giảm, hệ tuần hoàn nuôi tim cũng giảm hiệu lực làm ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng của cơ tim. Sự biến đổi ở tim bên trái rõ hơn tim bên phải, nhịp tim thường chậm hơn lúc còn trẻ do tình trạng giảm tính linh hoạt của xoang tim. Lúc tuổi tăng cao đã có hiện tượng suy giảm tim tiềm tàng, giảm dẫn truyền trong tim, việc cung cấp khối lượng máu cho các cơ quan đặc biệt là cho tim và não bị giảm dần.

Đối với mạch máu, các động mạch nhỏ ngoại biên có đường kính hẹp lại làm giảm cung cấp khối lượng máu đến các mô tế bào, làm tăng sức cản, hậu quả là tim phải tăng sức bóp, tiêu hao nhiều năng lượng hơn và thường tăng khoảng 20% so với lúc còn trẻ. Tình trạng xơ cứng động mạch chủ cũng rất phổ biến. Tĩnh mạch giảm trương lực và độ đàn hồi, do đó dễ giãn ra. Tuần hoàn mao mạch giảm hiệu lực do mất một số mao mạch, đồng thời tính phản ứng của số còn lại cũng giảm.

Đến khoảng 70 - 80 tuổi, số nephron là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của thận còn hoạt động sẽ giảm khoảng 1/3 hoặc 1/2 so với lúc mới sinh

Đối với thành phần sinh hóa của máu, chúng thường có liên quan đến hệ tim mạch. Khi tuổi đã cao, nhóm bêta lipoprotein tăng, đồng thời nhóm alpha lipoprotein giảm. Hoạt tính của men lipase phân hủy lipoprotein giảm dần. Lượng lipide toàn phần, triglycerid, axít béo không este hóa, cholesterol trong máu đều tăng. Khi ăn mỡ, máu tăng đông, hệ thống tiêu fibrin không tăng theo, các tiểu cầu dễ kết dính vào nhau. Nếu có tình trạng tăng huyết áp thì các đặc điểm nêu trên lại càng biểu hiện rõ.

Đối với huyết áp, ở những người khỏe mạnh bình thường khi tuổi đã cao thì huyết áp động mạch có tăng theo nhưng không vượt quá giới hạn. Thường huyết áp tối đa tăng đến 29mmHg và huyết áp tối thiểu tăng đến 8,6mmHg so với lúc còn trẻ, tuy nhiên nếu huyết áp tối đa vượt quá 160mmHg và huyết áp tối thiểu vượt quá 95mmHg thì không còn là hiện tượng sinh lý bình thường nữa.

Lão hóa hệ tiết niệu

Thận là một trong những cơ quan chủ yếu bảo đảm sự thanh lọc các chất cặn bã khỏi cơ thể. Hoạt động của thận là cơ sở thực hiện nhiều chỉ tiêu ổn định môi trường bên trong của cơ thể.

Về phương diện hình thái học, thực tế những biểu hiện lão hóa xuất hiện sớm ở thận do bắt đầu từ tuổi 20 đã thấy những biến đổi ở các động mạch nhỏ và trung bình của thận. Từ 30 tuổi trở lên, lưới động mạch nhỏ ở vi cầu thận co rút lại, cuối cùng làm biến mất một số vi cầu thận và làm teo các ống thận có liên quan. Đến khoảng 70 - 80 tuổi, số nephron là đơn vị cấu tạo và chức năng cơ bản của thận còn hoạt động sẽ giảm khoảng 1/3 hoặc 1/2 so với lúc mới sinh. Những nephron mất đi được thay thế bằng mô liên kết, đó là hiện tượng xơ hóa thận của tuổi cao.

Về phương diện chức năng, mức lọc của vi cầu thận giảm dần. Ở người 95 tuổi, mức lọc của vi cầu thận chỉ bằng 59,7% so với lúc 20 tuổi. Sức cản của thận qua các mạch máu tăng dần theo tuổi như ở người 95 tuổi sẽ tăng gấp 3 lần so với lúc 20 tuổi. Hệ thanh thải urê cũng giảm theo tuổi như ở người 95 tuổi chỉ bằng gần 1/3 lúc 20 tuổi. Mặc dù có các mặt giảm thiểu nêu trên nhưng ở những người cao tuổi khỏe mạnh, không có hiện tượng tích lũy các chất đạm cặn bã trong máu nhờ đồng thời có sự giảm thiểu mức chuyển hóa trong cơ thể người cao tuổi, do đó có thể duy trì được tính ổn định của môi trường bên trong cơ thể. Tuy nhiên nếu có sự thay đổi đột xuất trong điều kiện sống, sự giảm thiểu hoạt động của thận dễ biến thành suy thận; đặc điểm này cần được lưu ý khi dùng thuốc điều trị có độc tính cao.

Lão hóa hệ tiêu hóa

Đối với ống tiêu hóa, chủ yếu của sự biến đổi là giảm khối lượng, có hiện tượng thu teo nhưng ở mức độ nhẹ. Sự suy yếu các cơ thành bụng và các dây chằng dẫn đến trạng thái sa nội tạng. Đáng chú ý là sự giảm hoạt lực của các cơ cấu tiết dịch tiêu hóa, không những số lượng các dịch giảm mà hoạt tính của các men tiêu hóa cũng kém; thực tế có khoảng 1/3 số người cao tuổi có tình trạng không có axít chlorhydric trong dịch vị. Nhu động của dạ dày và ruột cũng giảm theo tuổi, khả năng tiêu hóa hấp thu ở ruột giảm. Trong điều kiện ăn uống bình thường phù hợp với lứa tuổi, sự giảm thiểu chức năng tiêu hóa có tính chất kín đáo và tiềm tàng; tuy nhiên khi phải chịu đựng một gánh nặng quá mức thì dễ dẫn đến sự rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến vấn đề dinh dưỡng.

Đối với gan, sự biến đổi được ghi nhận là giảm khối lượng, gan chỉ còn khoảng 930 - 980g lúc 75 tuổi so với 1.430g lúc 40 tuổi. Nhu mô gan có những chỗ teo lại, vỏ mô liên kết dày thêm, mật độ gan chắc hơn. Quá trình teo tế bào nhu mô gan đi đôi với quá trình thoái hóa mỡ. Trữ lượng các chất protid, kali, mức tiêu thụ oxy của tế bào gan đều giảm. Chức năng gan kém dần, nhất là việc chuyển hóa chất đạm, giảm độc, tái tạo. Hiện tượng giảm thiểu này chưa hẳn là tình trạng suy gan ở người bình thường; tuy vậy nếu có những tác nhân gây hại từ thuốc điều trị, thức ăn thì dễ có rối loạn chức năng do sự mất cân bằng ở tại gan.

Đối với túi mật và đường dẫn mật, cũng có sự biến đổi khi tuổi đã cao. Từ tuổi 40 đã ghi nhận tình trạng giảm độ đàn hồi của thành túi mật và ống dẫn mật, cơ túi mật đã bắt đầu teo lại, túi mật giãn ra. Do hiện tượng xơ hóa cơ vòng ống dẫn mật nên dễ có rối loạn điều hòa sự lưu thông của mật. Chính vì những biến đổi này nên bệnh lý ở túi mật và đường dẫn mật rất phổ biến ở người cao tuổi.

Lão hóa hệ hô hấp

Sự lão hóa hệ hô hấp chủ yếu được ghi nhân ở hệ hô hấp ngoài với biến đổi về hình thái học và chức năng.

Về phương diện hình thái học, hình dạng của lồng ngực biến đổi do nhiều yếu tố tác động như: sụn sườn bị vôi hóa, khớp sườn - xương sống co cứng, đốt sống đĩa đệm thoái hóa, cơ lưng dài teo làm hạn chế cử động. Tế bào biểu mô hình trụ phế quản dày và bong ra, tế bào biểu mô tiết dịch loạn dưỡng, chất nhầy giảm lượng và cô đặc. Lớp dưới biểu mô xơ hóa. Mô xơ quanh phế quản phát triển làm ống phế quản không đều, có chỗ hẹp chỗ phình. Hoạt động lông rung giảm. Nhu mô phổi giảm mức đàn hồi, các phế nang cũng bị giãn ra.

Về phương diện chức năng, dung tích phổi giảm kể cả dung tích sống, dung tích bổ sung thở ra và thở vào, tổng dung tích. Tuy nhiên dung tích khí cặn giảm ít hơn là dung tích sống, tỉ lệ dung tích cặn trên dung tích sống tăng phản ánh sự giảm thiểu của dung tích có ích. Tỉ lệ thể tích khí thở ra trong 1 giây trên dung tích sống là thể tích khí tối đa đo được sau khi hít vào gắng sức và thở ra gắng sức (VEMS/CV) giảm từ 75% xuống còn 50 - 60%. Thông khí tối đa giảm rõ rệt ở người cao tuổi phản ánh dự trữ hô hấp giảm nên thường hay bị khó thở, có tình trạng thiếu không khí. Khả năng hấp thu khí oxy vào máu động mạch ở người cao tuổi cũng kém hơn ở người còn trẻ nên ảnh hưởng đến sự cung cấp khí oxy cho mô tế bào, do đó ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan và hệ thống. Tình trạng thiếu oxy huyết là đặc điểm quan trọng của cơ thể người cao tuổi cần được lưu ý.

Lão hóa hệ nội tiết

Hoạt động của hệ nội tiết thường gắn liền với hoạt động của hệ thần kinh vì hoạt động nội tiết là một hoạt động thực hiện lệnh của thần kinh, đồng thời cũng có tác động ảnh hưởng trở lại đối với hệ thần kinh. Trong quá trình điều hòa mọi chức năng của cơ thể, thực tế có sự kết hợp chặt chẽ giữa thần kinh và nội tiết để hình thành một hệ thống điều hòa thần kinh nội tiết hoặc điều hòa thần kinh thể dịch. Biến đổi các tuyến nội tiết trong quá trình lão hóa là một sự biến đổi không đồng thì và đồng tốc; có nghĩa là không bị lão hóa cùng một lần với tốc độ như nhau. Bắt đầu sớm nhất là thoái triển tuyến ức, sau đó đến tuyến sinh dục rồi tuyến giáp trạng, cuối cùng là tuyến yên và tuyến thượng thận. Sự biến đổi này dễ nhận thấy nhất ở thời kỳ mãn sinh dục. Nếu thời kỳ này có sự tiến triển không bình thường thì rối loạn thần kinh nội tiết có thể có nhiều biểu hiện đa dạng, tạo điều kiện cho một số bệnh tật phát sinh và phát triển như tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, loãng xương...

Ngoài ra, những sự biến đổi trong chức năng của các tuyến nội tiết cũng sẽ làm thay đổi tính chất những phản ứng thích nghi của cơ thể đối với các stress, thông thường xảy ra theo hướng cường giao cảm. Khi các stress tái diễn nhiều lần gần nhau sẽ làm cho cơ thể người cao tuổi mau bị suy kiệt.

Lời khuyên của thầy thuốc

Người cao tuổi thường có những biến đổi toàn bộ cơ thể từ hệ thận kinh, hệ tim mạch, hệ tiết niệu, hệ hô hấp cho đến hệ nội tiết... do quá trình lão hóa. Cần hiểu rằng cao tuổi không phải là bệnh lý nhưng tuổi cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh tật phát sinh và phát triển từ những sự biến đổi này. Vì vậy, việc chữa trị và phòng bệnh phải căn cứ vào những đặc điểm biến đổi cơ thể của người cao tuổi, tình trạng bệnh lý của từng đối tượng để xử trí can thiệp điều trị phù hợp, không được xem giống như cơ thể của người đang còn trẻ.

Theo SKDS

01:23

Do vậy, việc chẩn đoán sớm huyết khối tĩnh mạch não khi bệnh nhân vào viện có ý nghĩa rất lớn đối với việc cấp cứu, điều trị, thậm chí cứu sống tính mạng bệnh nhân.

Nguyên nhân thường gặp

Một số yếu tố thường gặp là do di truyền và mắc phải thúc đẩy huyết khối tĩnh mạch não đã được ghi nhận. Tuy nhiên, nguyên nhân huyết khối tĩnh mạch não vẫn không xác định được. Cần phân biệt giữa các nguyên nhân nhiễm trùng và không nhiễm trùng.

Nguyên nhân nhiễm trùng: nhiễm trùng ổ mắt, xoang chũm, tai giữa, mặt và viêm màng não là hay gặp nhất. Thường gặp ở bệnh nhân viêm tai và viêm xoang chũm. Huyết khối tĩnh mạch não xoang hang gần như liên quan với nhiễm trùng các xoang cạnh mũi hoặc ổ mắt. Các nguyên nhân nhiễm trùng ngày nay ít gặp hơn.

Huyết khối tĩnh mạch não không liên quan nhiễm trùng: phổ biến nhất là ung thư, rối loạn tăng sinh tủy, mất nước và thuốc ngừa thai, các rối loạn đông cầm máu (tình trạng tăng đông di truyền hoặc mắc phải), bệnh tạo keo, mang thai và chu sinh. Ở phụ nữ trẻ, huyết khối tĩnh mạch não thường gặp ở chu sinh hơn là lúc mang thai; Các nguyên nhân cơ học như: chấn thương đầu, chọc dò tủy sống cũng có biến chứng huyết khối tĩnh mạch não. Tuy nhiên, khoảng 20-35% bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não vẫn chưa rõ nguyên nhân.

Hình ảnh chụp MRI ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não.

Hình ảnh chụp MRI ở bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch não.

Huyết khối tĩnh mạch não có điều trị được không?

Là bệnh lý mạch máu não nghiêm trọng nhưng có thể điều trị được. Mặc dù ít gặp hơn so với đột quỵ tắc động mạch nhưng huyết khối tĩnh mạch não là nhóm nguyên nhân quan trọng phải luôn luôn nghĩ đến, đặc biệt ở bệnh nhân là phụ nữ mang thai, hậu sản hoặc các tình trạng tăng đông. Hiện sự cải thiện về nhận thức huyết khối tĩnh mạch não và kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh học não đã thay đổi về tần suất huyết khối tĩnh mạch não.

Biểu hiện lâm sàng

Thường nhất là các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh khu trú. Phụ nữ mang thai, hậu sản hay bệnh nhân có bệnh lý tăng đông phải được nghĩ đến chẩn đoán khi có dấu hiệu thần kinh. Các triệu chứng hai bên bán cầu, co giật, nhức đầu, phù gai hay các dấu hiệu tăng áp lực nội sọ khác được nghi ngờ chẩn đoán. Một vài trường hợp với hội chứng giả u não với nguyên nhân là huyết khối tĩnh mạch não.

Hình ảnh trên CT scan sọ não: tăng đậm đồ vùng xoang tĩnh mạch hoặc tĩnh mạch vỏ có huyết khối. Vùng nhồi máu tĩnh mạch trên phim CTscan là vùng giảm đậm độ, phù, xuất huyết ở kế cận xoang tĩnh mạch, như cạnh đường giữa với xoang dọc trên, thùy thái dương với xoang ngang. Các vùng nhồi máu này vượt qua các giới hạn điển hình do các nhánh động mạch chi phối là dấu hiệu quan trọng gợi ý nguyên nhân tắc tĩnh mạch; Hình ảnh trên MRI: các tín hiệu có thể phù hợp với huyết khối giai đoạn cấp (đồng tín hiệu trên T1, giảm tín hiệu trên T2) hoặc bán cấp cũng như các đặc trưng của nhồi máu tĩnh mạch, thường có hình ảnh chuyển dạng xuất huyết.

Các dạng đột quỵ não đường động mạch; u não; viêm xoang; viêm não; viêm não màng não; tổn thương não do chấn thương; sản giật; bệnh não chất trắng phần sau có hồi phục... Trong mọi trường hợp cần nghĩ đến chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch não trong chẩn đoán phân biệt thì mới có thể đi đến chẩn đoán xác định.

Bệnh nhân cần theo dõi và tái khám

Đây là nhóm bệnh nhân cần thiết theo dõi sát tình trạng đông cầm máu, cần theo dõi tại các cơ sở có thể kiểm tra INR và có kinh nghiệm điều trị kháng đông. Thời gian đầu có thể theo dõi mỗi tuần, sau đó có thể mỗi tháng khi ổn định hơn đảm bảo hiệu quả điều trị kháng đông. Cần kiểm tra CTscan hoặc MRI khi có các triệu chứng hoặc dấu hiệu tái phát hoặc biến chứng do thuốc kháng đông.

Theo SKDS

01:23

Nhằm hạn chế những trẻ sinh ra bị dị tật, hiện nay, y học đã thực hiện nhiều phương pháp chẩn đoán trước sinh nhằm phát hiện một số bệnh lý, dị tật của thai nhi. Bài biết này cung cấp kiến thức về nguyên nhân nào ảnh hưởng đến một số bệnh, tật ở thai nhi và thực hiện chẩn đoán trước sinh để sinh con lành lặn, khỏe mạnh.

Yếu tố nào dẫn đến dị tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh

Sự biến đổi tiêu cực của môi trường, khí hậu đã có nhiều ảnh hưởng đến sự sinh sản của con người. Hậu quả nặng nề của chất độc da cam trong thời kỳ chiến tranh đã để lại tình trạng bệnh, tật ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Hiện nay, bên cạnh một số bệnh nhiễm khuẩn phổ biến, một số bệnh, tật ở thai nhi và trẻ sơ sinh bắt nguồn từ các nguyên nhân chủ yếu sau: sai lệch di truyền (bất thường nhiễm sắc thể, rối loạn gene, rối loạn chuyển hóa...); trong quá trình mang thai, bà mẹ tiếp xúc môi trường độc hại (hóa chất, không khí, đất, nước...); mẹ dùng một số thuốc trong 3 tháng đầu của thai kỳ; mẹ mắc các bệnh nhiễm trùng trong khi mang thai: giang mai, Rubella, nhiễm trùng tiểu, nhiễm trùng sinh dục...

Vấn đề chẩn đoán trước sinh cho phép xác định hình thái, những bất thường về mặt cơ thể của thai nhi. Qua đó, tùy theo mức độ của từng trường hợp, các bác sĩ sẽ tiến hành khắc phục hoặc đưa ra lời khuyên cho gia đình nên giữ hay bỏ thai cũng như cách theo dõi và chăm sóc cho bé sau sinh.

Phụ nữ mang thai nên đi khám thai đều đặn để sinh con khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai nên đi khám thai đều đặn để sinh con khỏe mạnh.

Phương pháp chẩn đoán trước sinh

Siêu âm độ mờ da gáy: Siêu âm độ mờ da gáy được thực hiện từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 14 của thai kỳ. Để biết chính xác tuổi thai, bác sĩ siêu âm sẽ đo thai nhi từ đỉnh đầu đến dưới cùng của cột sống (gọi là chiều dài đầu - mông). Rồi sau đó sẽ đo độ dày của da gáy. Làn da sẽ xuất hiện vạch có màu trắng và chất dịch dưới da sẽ xem xét bằng màu đen giữa 2 vạch màu trắng.

Siêu âm thông thường được thực hiện qua đường bụng, nhưng đôi khi nó được thực hiện qua ngả âm đạo vì sẽ cung cấp cho hình ảnh tốt hơn.

Độ dày của da gáy bình thường lúc thai được 11 tuần khoảng 2mm và lúc thai được gần 14 tuần là khoảng 2,9mm. Độ dày (mờ) da gáy > 4mm trẻ có nguy cơ bị hội chứng Down hoặc một số bệnh lý khác...

Cần lưu ý rằng, hội chứng Down ở trẻ dựa trên tuổi mẹ phối hợp với đo độ mờ da gáy thai 11 tuần đến gần 14 tuần, nếu da gáy dày nhưng nhiễm sắc thể bình thường (trẻ không bị hội chứng Down), trẻ vẫn có nguy cơ cao bị dị tật tim.

Xét nghiệm huyết thanh thai phụ: Bác sĩ sẽ lấy máu của thai phụ để xét nghiệm. Đây là một xét nghiệm tìm ba chất trong máu của thai phụ gồm có AFP (alpha-fetoprotein), beta-hCG toàn phần và uE3 (estriol không liên hợp). Kết quả này được tính toán cùng với cân nặng, chiều cao của thai phụ, tuổi thai… để phát hiện những nguy cơ bất thường nhiễm sắc thể và dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Thời gian làm xét nghiệm tốt nhất từ tuần thứ 15 - 20, để đạt kết quả chính xác là tuần 16 - 18 trong thai kỳ. Phương pháp này cho phép phát hiện những bất thường về chức năng các bộ phận của cơ thể.

Phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi: Khảo sát và phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi qua nuôi cấy tế bào ối nhằm phát hiện những bất thường về số lượng và cấu trúc nhiễm sắc thể, qua đó phát hiện sớm những bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Turner...

Phương pháp phân tích nhiễm sắc thể của thai nhi cho hiệu quả cao với phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ thành công cao hơn, giảm tỷ lệ thai bất thường ở những thai phụ lớn tuổi, tìm ra nguyên nhân thất bại nhiều lần của thụ tinh trong ống nghiệm, sẩy thai liên tiếp, thai bị dị tật, phát hiện nhiều bệnh di truyền theo giới tính, những bệnh lý liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể, đơn gene…

Lời khuyên của thầy thuốc

Phụ nữ mang thai trên 35 tuổi, những sản phụ bị nhiễm bệnh 3 tháng đầu của thai kỳ, bệnh nội khoa, những cặp vợ chồng tiếp xúc với tia xạ, chất độc hóa học, sản phụ có tiền sử sinh con dị tật, thai lưu, sẩy thai liên tiếp, tiền sử gia đình có người bị bệnh di truyền, bệnh liên quan đến nhiễm sắc thể, khi siêu âm hoặc xét nghiệm máu có xét nghiệm bất thường về thai sản… thực hiện chẩn đoán trước sinh cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và theo dõi.

Theo SKDS

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.