17:46

Lá tía tô không những có thể dùng để chế biến các món ăn ngon miệng mà còn có tính năng chữa bệnh khá cao.

Giải cảm: Lá tía tô tính ấm, vị cay, là vị thuốc dân gian hay dùng để trị cảm mạo. Khi bị sốt, có thể xông lá tía tô để giải độc tố và thoát mồ hôi. Cháo tía tô với hành lá cũng là món ăn giải cảm đơn giản mà hiệu quả, giúp hồi phục sức khỏe.

Chữa bệnh về đường ruột: Uống nước trà lá tía tô giúp tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và chữa trị các bệnh về đường ruột cũng như dạ dày. Bên cạnh đó, thành phần kháng khuẩn có trong lá tía tô còn kích thích hệ miễn dịch, giúp xoa dịu các triệu chứng đau nhức cơ bắp.

Chữa mề đay, mẩn ngứa: Người bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời, do côn trùng, do tiếp xúc với khí lạnh, nước lạnh, dị ứng thực phẩm,… có thể dùng lá tía tô giã nhỏ, vắt lấy nước uống, phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể. 

Lá tía tô: “Vị cứu tinh” chữa nhiều bệnh ảnh 1

Trị căng thẳng và mất ngủ: Mất ngủ và căng thẳng là căn bệnh phổ biến ngày nay. Kết hợp lá tía tô với các loại thảo dược khác như cúc La Mã (chamomile) hoặc cây nữ lang (valerian) có thể làm giảm 2 triệu chứng trên. Bên cạnh đó, chất chống oxy hóa trong lá tía tô cũng có tác dụng ngăn ngừa sự phát triển của các gốc tự do gây hại cho tế bào giúp ngăn ngừa bệnh ung thư.

Chữa ho, tức thở : Nếu sức khỏe của bạn không được tốt, thường xuyên bị ho, thì tía tô là một trong những phương thuốc giúp bạn chữa bệnh hiệu quả. Bạn có thể lấy cành lá tía tô và đoạn vỏ rễ cây dâu bóc trắng, đun lấy độ 1 chén nước uống.

Chữa bệnh gút: Đối với người bị bệnh gút, hàng ngày nên dùng lá tía tô ăn như rau sống trong các bữa cơm đề phòng bệnh tái phát. Còn khi cơn đau bị sưng tấy, nên dùng lá tía tô nhai và nuốt ngay để chặn cơn đau lại.

Tin bài xem thêm

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.