19:11

Từ tuần thai thứ 20, bé đã lớn gần tương đương với kích thước của một quả xoài. Đây cũng chính là thời điểm đánh dấu sự kiện quan trọng: Mẹ sẽ cảm nhận được những chuyển động nhè nhẹ của bé yêu, và sau đó rõ rệt thành “cú đạp”. 

Những cú đạp được xem như “giao tiếp” đầu đời giữa mẹ và bé, giúp mẹ cảm nhận rõ sự hiện diện của con và có thể theo dõi sức khỏe bé yêu mà không cần phụ thuộc hoàn toàn vào siêu âm như trước.

Chào đón những cú đạp khỏe mạnh!

Lấy cột mốc tuần thứ 20 “làm chuẩn”, nhưng trên thực tế, một số mẹ bầu cảm nhận được thai máy, đạp từ tuần thứ 16-18. Cũng có người chỉ thật sự nhận ra những cú đạp đầu đời của bé yêu vào tuần thứ 21-22. Sự khác biệt này hoàn toàn bình thường nên mẹ bầu đừng lo nhé!

“Thai máy” hay “bé đạp” là cách gọi chung khi thai nhi có những cử động như xoay trở mình, cử động tay chân hay cử động toàn thân mà người mẹ cảm nhận được. Ngoài niềm hạnh phúc khi cảm nhận được sự lớn lên của con, mẹ bầu cũng cần học cách theo dõi sức khỏe thai nhi qua cử động thai. Đây là phương thức tích cực nhất để mẹ bầu cùng bác sĩ theo dõi sức khỏe của bé yêu một cách hoàn chỉnh.

Khám phá ý nghĩa về sức khoẻ của bé qua những “Cú đạp” đầu đời ảnh 1

Theo dõi cử động thai để đoán biết tình trạng sức khỏe và nhu cầu dinh dưỡng của bé

Làm thế nào đoán sức khỏe của bé qua những cú đạp?

Đếm số lần bé đạp trong ngày chính là yếu tố quan trọng trong việc theo dõi sức khỏe của bé, vì cử động thai là biểu hiện cho sự phát triển của bé yêu. Thực tế, không có quy chuẩn chung về số lần đạp của bé bao nhiêu lần mỗi ngày là “đúng chuẩn”. Song, vẫn có một số hướng dẫn về cách thức đếm cử động thai. Mỗi ngày, mẹ bầu nên đếm số cử động thai vào các buổi sáng, trưa, tối, nếu bận thì ít nhất đếm một lần trong ngày. Hãy có một quyển sổ nhỏ, ghi lại số lần cử động của thai nhi trong 30 phút, lần lượt 3 lần mỗi ngày.  

* Cách đếm cử động thai:                                         

- Thai nhi khỏe mạnh khi có hơn 4 lần cử động trong 30 phút, 3 lần trong 1 ngày.

- Nếu thai nhi cử động ít hơn 4 lần/30 phút, mẹ bầu cần đi nằm và đếm cử động thai trong một giờ, hay từ 2-4 giờ. Nếu thấy trong 1 giờ có trên 4 cử động thai thì nghĩa là thai nhi vẫn khỏe mạnh. Nếu trong 4 giờ có nhiều hơn 10 cử động thai, tiếp tục đếm 3 lần trong một ngày như trước, tần suất này ổn định thì thai nhi vẫn khỏe mạnh.

- Trường hợp nếu trong 4 giờ có ít hơn 10 cử động thai, hay tất cả những cử động thai đều yếu, mẹ bầu cần nhập viện để theo dõi tình trạng thai nhi thêm bằng những phương pháp khác.

Chú ý: Khi thai ngủ thường không có cử động thai. Thời gian ngủ trung bình của thai nhi thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.

Khi số lần thai máy đột nhiên giảm rõ rệt thì rất có thể đó là dấu hiệu báo động của tình trạng sức khỏe kém, suy thai, bé không nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển...

Dinh dưỡng cho thai nhi trong giai đoạn “vàng” của sự phát triển

Thời điểm mẹ bắt đầu cảm nhận được những cú đạp của bé không chỉ đánh dấu sự giao tiếp đầu đời giữa mẹ và con, giúp mẹ theo dõi sức khỏe của bé qua từng cú đạp mỗi ngày. Đây còn là cột mốc “vàng” mở ra một giai đoạn phát triển vượt bậc về trí não.

Bắt đầu từ tuần 20 trở đi não bé tăng 6 lần cả về kích thước lẫn khối lượng, tế bào não hình thành những kết nối phức tạp hơn, tốc độ hoàn thiện về cấu trúc và chức năng cũng nhanh hơn. Vì vậy, nhu cầu về dưỡng chất của bé tăng rất cao trong thời kỳ này, đặc biệt là các dưỡng  chất DHA, cholin, acid folic, sắt. 

Khám phá ý nghĩa về sức khoẻ của bé qua những “Cú đạp” đầu đời ảnh 2

Từ tuần thai thứ 20, mẹ lưu ý tăng cường bổ sung dinh dưỡng để đảm bảo bé được đáp ứng đủ dưỡng chất để phát triển.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ở tuần thai thứ 20 trở đi, muốn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi, hàng ngày mẹ phải ăn vào khoảng 140mg DHA, 450mg choline, 27mg sắt (hơn gấp đôi mức bình thường), 600g acid folic (1,5 lần hơn mức bình thường) . Đặc biệt, các nhà khoa học nhấn mạnh vai trò của acid folic đối với mẹ bầu và thai nhi. Acid folic, hay còn gọi là vitamin B9 giúp phát triển ống thần kinh và tủy sống của thai nhi, ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở bé. Lượng dưỡng chất nói trên được hình dung tương đương với lượng thực phẩm mẹ cần ăn hàng ngày: 700g cá hồi, 500g rau củ, 6 quả trứng và 400g măng tây mỗi ngày.

Tuy nhiên, không dễ để ăn thêm nhiều thức ăn đến thế, nhất là nhiều mẹ bầu còn bị nghén nên càng ít ăn. Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng tăng cao trong thai kỳ một cách dễ dàng, một giải pháp khoa học là uống thêm mỗi ngày 2 ly sữa bầu, chọn loại có bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu như  Similac Mom chứa hệ dưỡng chất EyeQ Plus tiên tiến gồm DHA, cholin, acid folic, sắt cùng 24 vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp hình thành, phát triển và hoàn thiện não bộ cũng như cơ thể thai nhi. Với 2 ly sữa bầu thêm vào thực đơn thông thường, mẹ có thể bảo đảm bé được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh, thông minh.

Nhận biết được những cú đạp khỏe mạnh của bé và bổ sung kịp thời mọi dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển tối ưu - nhất là về trí não, mẹ đã giúp bé xây dựng một nền tảng sức khỏe và trí tuệ thật hoàn hảo đầu đời.

 

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.