05:01

Xăng sẽ “chạm” mức 17.000 đồng/lít vào ngày 20.10?

Xem tại đây

Theo đúng chu kỳ 15 ngày điều hành xăng dầu, tính từ lần điều chỉnh gần nhất là 5.10, thì vào chiều mai 20.10 sẽ là thời điểm để liên Bộ Công thương – Tài chính để tính toán rồi công bố giá cơ sở các mặt hàng xăng dầu. Nhiều dự báo cho rằng giá xăng sẽ được điều chỉnh tăng thêm.

Một số đơn vị kinh doanh xăng dầu cho biết, hiện kinh doanh xăng dầu các doanh nghiệp đang lỗ khoảng 600-700 đồng/lít xăng và 700-800 đồng/lít dầu. Như vậy, nếu giá xăng, dầu ngày tới không biến động nhiều, giá bán lẻ các mặt hàng này trong nước sẽ tăng. Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, lần tăng đợt này sẽ rất mạnh, kéo giá bán xăng khoáng chạm mốc 17.000 đồng/lít.

Thay chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I

Xem tại đây

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo điều chỉnh một số dự án nhà máy nhiệt điện trong các trung tâm điện lực Quảng Trạch và Quỳnh Lập.

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam tiếp tục làm chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Quỳnh Lập I, công suất 2x600MW tại Trung tâm Điện lực Quỳnh Lập, tỉnh Nghệ An.

Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam thay thế Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I, công suất 2x600MW tại Trung tâm điện lực Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thu hồi chủ trương giao Tập đoàn Inter RAO (Liên bang Nga) nghiên cứu phát triển dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch II, công suất 2x600 MW tại Trung tâm Điện lực Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình; giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư dự án này.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công thương hướng dẫn Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Việt Nam thực hiện phương án xử lý các thủ tục chuyển giao dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trạch I theo đúng quy định của pháp luật; bảo đảm tiến độ, tránh lãng phí và thất thoát trong quá trình chuyển giao chủ đầu tư dự án.

Cần hơn 7.500 tỉ đồng hỗ trợ nhà ở với người có công giai đoạn 2

Xem tại đây

Đó là kiến nghị của Bộ Xây dựng tại phiên giải trình việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công với cách mạng do Ủy ban về các vấn đề xã hội tổ chức ngày 19.10.

Theo đề nghị thêm của các địa phương, tổng số hộ được hỗ trợ trong giai đoạn 1 được nâng lên thành 80.000 hộ. Đến khi triển khai Quyết định 22 của Chính phủ, đến tháng 7/2014, theo kê khai của các địa phương, số lượng lên tới trên 300.000 hộ, tăng gấp… 4,6 lần so với số lượng dự kiến năm 2012!

Do đó, tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà đề nghị Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét bố trí vốn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020 để thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở đối với người có công với cách mạng với tổng số tiền là 7.540 tỉ đồng. Trong đó, bao gồm 7.300 tỉ đồng cho số hộ được tổng hợp đến tháng 8.2016; 240 tỉ đồng cho số hộ phát sinh thêm từ tháng 8.2016 đến tháng 9.2016.

Đối với các trường hợp phát sinh thêm sau ngày 30.9.2016 thì các địa phương có trách nhiệm chủ động bố trí từ nguồn ngân sách hàng năm của địa phương để thực hiện hỗ trợ.

“COPY” MÔ HÌNH QUẢN LÝ CỦA HÀNG KHÔNG:

Đường sắt sẽ “cất cánh”?

Xem tại đây

“Học” hàng không, ngành đường sắt mới đỡ ỳ" Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã nhận định như vậy khi trao đổi với báo Lao Động về Luật Đường sắt mới cũng như hướng đi sắp tới của ngành vận tải này.

Theo ông Đông, một trong những lý do quan trọng để sửa đổi luật đường sắt sớm là tạo cơ chế mới để đường sắt học và áp dụng mô hình của hàng không. Cụ thể, nếu luật đường sắt mới được thông qua, TCty Đường sắt sẽ tiếp nối con đường của TCty Cảng hàng không (ACV) khi chịu trách nhiệm quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt mà không được kinh doanh vận tải như hiện nay đồng thời việc định đoạt quyền sở hữu hạ tầng đất đai ngành đường sắt được trả về nhà nước mà cụ thể là Bộ GTVT.

Lý giải cụ thể về những thay đổi mang tính cơ bản này, ông Đông cho biết, hai Cty vận tải đã cổ phần đang trực thuộc TCty Đường sắt sẽ tách ra hoàn toàn, phần vốn nhà nước do TCty Đường sắt nắm giữ sẽ chuyển cho SCIC quản lý và TCty Đường sắt vốn đang quản lý toàn bộ ngành sẽ vận hành như một đơn vị hành chính trực thuộc bộ với trách nhiệm quản lý, kinh doanh, duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng đường sắt và điều độ chạy tàu. Dù được giao tự chủ kinh doanh hạ tầng đường sắt (nhà ga, bến bãi…) nhưng giá thuê, lịch chạy tàu lại do Bộ GTVT quản lý và nếu cần bộ có thể cắt một số đoạn tuyến, nhà ga bến để cho DN tư nhân thuê nếu thấy hiệu quả.

Nhận định về việc áp mô hình hàng không vào đường sắt, chuyên gia Vương Đình Khánh cho rằng, đó là quan niệm sai lầm vì các nhà ga hàng không có thể vận hành độc lập hoàn toàn với nhau nên có thể tách bạch mảng vận tải và hạ tầng (nhà ga) nhưng ngành đường sắt lại có đặc thù về tính thống nhất rất cao với quy trình công nghệ khai thác hoàn toàn khác. Do đó, nếu tách bạch, cơ chế điều hành tập trung và thống nhất sẽ không còn và điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Cộng đồng doanh nghiệp châu Âu lạc quan về thị trường Việt Nam

Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố kết quả khảo sát chỉ số môi trường kinh doanh quý III/2016. Theo đó, chỉ số quý này đạt mức 84, tăng 10 điểm so với quý trước. Đánh giá của các doanh nghiệp (DN) thành viên tham gia khảo sát về các điều kiện kinh doanh tại thị trường Việt Nam trong quý III nhìn chung rất tích cực.

Theo kết quả khảo sát Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) vừa được EuroCham công bố, 71,5% đại diện DN tham gia khảo sát mô tả tình hình kinh doanh hiện tại của họ là "xuất sắc" và "tốt". Chỉ có 5,5% phản hồi tình trạng hiện tại của thị trường là "không tốt", rất ít phản hồi "rất xấu".

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.