20:32

Ở nước ta, y học tái sinh là thuật ngữ ít người biết. Tuy nhiên, ở các nước phát triển, y học tái sinh đang phát triển một cách mạnh mẽ và sẽ là xu thế phát triển của y học thế giới.

Bộ Quốc phòng Mỹ đã đầu tư hơn 250 triệu USD vào nghiên cứu y học tái sinh trong thập kỷ qua, phục vụ cho mục đích chữa thương cho quân nhân. Các nghiên cứu đã tạo ra tiến bộ to lớn trong việc chữa trị vết bỏng với việc sử dụng da mới được tái tạo từ công nghệ tái sinh, chẳng hạn như công nghệ StrataGraft. Với những phương pháp thay da từ công nghệ này, sẽ không cần đến da từ người hiến nữa.

Kenneth Poss là giáo sư sinh học tế bào của trường Đại học Duke, đồng thời cũng là giám đốc chương trình nghiên cứu y học tái sinh và là điều tra viên cao cấp của một nghiên cứu về tái sinh tủy sống ở cá dọc ngựa. Ông và đồng nghiệp đã có phát hiện mới về khả năng tái sinh xương sống và tế bào ở cá dọc ngựa, và đang tiếp tục phát triển để áp dụng vào con người.

Poss nói: "Y học tái sinh tìm cách tái phát triển mô khỏe mạnh mà không cần cấy ghép. Trên quy mô toàn cầu, chúng ta đang thiếu rất nhiều bộ phận cơ thể cho bệnh nhân, cấy ghép là một giải pháp tốn kém và không thường trực.”

“Chúng ta sẽ thấy sự phát triển của phương pháp điều trị y học tái tạo trong các lĩnh vực bệnh cấp tính, mãn tính, di truyền và bệnh rối loạn. Trong thực tế, trong hai năm tiếp theo, chúng tôi dự đoán rằng Hoa Kỳ và EU chấp thuận y học tái sinh trong lĩnh vực tế bào và liệu pháp gen, bao gồm liệu pháp giải quyết một số loại ung thư, suy nhược rối loạn võng mạc, bệnh di truyền hiếm gặp.

Hiện nay, hơn 800 thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để đánh giá phương pháp điều trị tái sinh tiên tiến trong nhiều lĩnh vực điều trị.

Tin bài liên quan

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.