05:52

Chiều 12.1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác y tế năm 2017 tại hơn 700 điểm cầu ở tuyến xã, huyện, thành phố trực thuộc Trung ương. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì hội nghị.

Ngành y tế đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ

Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Năm 2016, ngành y tế đã làm tốt công tác dự phòng, không để dịch bệnh hoành hành. Thực hiện đồng bộ giải pháp giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cơ sở vật chất tiếp tục được tăng cường, trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ tiếp tục tăng lên thông qua đào tạo… Vấn đề cải cách thủ tục hành chính, nâng cao y đức được phổ biến toàn ngành. Chúng ta tự hào trong đội ngũ y bác sỹ có tay nghề cao, được quốc tế đánh giá cao. Cơ sở vật chất được tăng lên, kể cả BV nhà nước, tư nhân, trong nước, nước ngoài. Nhiều tấm gương chữa bệnh cho người nghèo, cho nhân dân, mang tính nhân văn sâu sắc.

"Điều đặc biệt là chú trọng kỹ thuật hiện đại, nhiều kĩ thuật mới được áp dụng vào nước ta. Ứng dụng công nghệ trong một thế giới phẳng là rất quan trọng. Tỉ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 81%, vượt chỉ tiêu đề ra. Tôi biểu dương bảo hiểm xã hội và các địa phương đã nỗ lực nâng cao tỉ lệ bảo hiểm y tế. Phấn đấu 2020 tỉ lệ cao hơn nữa. Vấn đề kinh tế tài chính trong y tế được chú trọng, tính đúng tính đủ vào giá dịch vụ y tế. Tiếp tục hỗ trợ cho người nghèo, vùng sâu vùng xa, đặc biệt khó khăn. Công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã có tiến bộ. Tăng cường kiểm tra xử lý sai phạm, xử lý quyết liệt của chính quyền địa phương, số vụ ngộ độc thực phẩm tập thể giảm hẳn"- Thủ tướng nói. 

Bộ Y tế cũng đã hoàn thiện cơ chế khu mua sắm đấu thầu tập trung thuốc quốc gia. Ngành y tế chủ động phát động tinh thần biết ơn, phục vụ bệnh nhân tại cơ sở y tế, được hưởng ứng. Xử lý trên 6.000 cán bộ y tế vi phạm đạo đức. 80- 90% người dân hài lòng về chất lượng phục vụ của ngành y tế.

Thủ tướng biểu dương công nghiệp dược, y học dân tộc bước đầu có phát triển. Trong các vụ lũ lụt, hạn hán, việc cung cấp thuốc kịp thời hơn. "Chúng tôi đánh giá cao nhiều bệnh viện tốt như BVĐK tỉnh Phú Thọ dám nghĩ dám làm, vay 1.500 tỉ đồng làm khu dịch vụ mới, phục vụ người dân. Dịch vụ và chất lượng cao không khác BV tuyến trên. Các BV tư nhân cũng rất cần được khuyến khích", Thủ tướng nói.

"Bỏ quên kéo trong bụng bệnh nhân là điều cấm kỵ"

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những kết quả đạt được của ngành y tế trong năm qua, đồng thời cũng nêu ra những tồn tại còn khá nhiều trong ngành y tế. Quá tải bệnh viện vẫn còn là vấn đề bức xúc hiện nay chưa giải quyết được, việc 2, 3 người bệnh nằm chung 1 giường là chuyện bình thường. Ngành y tế còn để xảy ra những sự cố đáng tiếc do lỗi của cán bộ y tế. Việc bỏ quên kéo trong bụng bệnh nhân, mãi đến nay mới phát hiện ra là điều cấm kỵ, không thể để xảy ra được. Vấn đề quản trị bệnh viện còn bất cập để xảy ra những vụ việc không đáng có như độc quyền cung cấp dịch vụ trong bệnh viện, chưa chú trọng đào tạo cán bộ quản trị bệnh viện.

"Cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng người bệnh xếp hàng rồng rắn lê thê để lấy số, để nộp tiền viện phí, gây bức xúc cho bệnh nhân. Văn minh bệnh viện ít được thực hiện. Việc xây dựng một số BV TƯ tuyến cuối chậm tiến độ. Về quản lý dược phẩm còn nhiều bất cập, không công minh, minh bạch, ảnh hưởng đến lợi ích của người dân. Công tác quản lý y tế, bảo hiểm y tế còn nhiều bất cập. Tôi ví dụ, Nghệ An, Thanh Hóa làm thất thoát 500 tỉ đồng, phòng khám ở Cà Mau mà thất thoát 100 tỉ đồng. Trách nhiệm của giám đốc bệnh viện, cán bộ bệnh viện ở đâu? Lợi dụng thẻ BHYT để trục lợi"- Thủ tướng đặt câu hỏi. 

Thủ tướng cũng cho rằng, chính quyền các địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức tới y tế, mô hình y tế ở tỉnh huyện chưa thống nhất, các trung tâm ở tuyến tỉnh có 19 tỉnh là làm xong rồi như thế là chưa được 1/3. Ở tuyến huyện, trung tâm y tế huyện mới đạt 30%, 70% chưa tổ chức lại theo hướng chúng ta đã thống nhất. 

"Vẫn còn hiện tượng vô cảm trước nỗi đau bệnh tật của người bệnh của một bộ phận nhỏ trong ngành y. Trái y đức, làm trái lời dạy của Bác. Hiện tượng kháng thuốc, lang băm thầy bói còn tồn tại nhiều. Giá thuốc còn nhiều bất cập. Phải có cách làm hệ thống đảm bảo giá thuốc cho nhân dân"- Thủ tướng nhấn mạnh. 

Tại sao người giàu ra nước ngoài chữa bệnh nhiều thế?

Đó là một trong những câu hỏi mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra và yêu cầu ngành y tế phải sớm có câu trả lời, sau khi nêu ra hàng loạt những khó khăn mà ngành y tế phải đối mặt.

"Một đánh giá khác của ADB cho rằng ngành này hoạt động không hiệu quả, cơ cấu tổ chức phân tán, thiếu sự tập trung, giảm khá năng giám sát, tăng chi phí đầu tư? Người dân ai cũng nói phòng bệnh hơn chữa bệnh, nhưng thực tế người dân có bệnh rồi mới chữa, thay vì phòng ngừa. Nếu làm tốt khâu phòng bệnh, đầu tư cho Nhà nước về giảm tải sẽ hạn chế, cần nghiên cứu để có hệ thống dự phòng tốt hơn. Tại sao người giàu ra nước ngoài khám chữa bệnh nhiều thế? Ngành y tế cần trả lời câu hỏi này, sang năm trả lời"- Thủ tướng chất vấn. 

Tuyến huyện, hệ thống trạm y tế xã phủ khắp nhưng chưa có cơ chế hiệu quả, hướng tới chăm sóc tốt sức khỏe ban đầu, trạm xá vắng hoe, chế độ trực không rõ ràng, quy chế nào, cơ chế nào, để trạm y tế xã không làm tốt. 

Thủ tướng cũng chỉ ra nhiều bệnh viện ở một số thành phố lớn thường xuyên gánh lượng bệnh nhân nhập cư, ngân sách cho địa phương đã bao cấp chéo cho địa phương khác.

Chăm sóc khách hàng theo đúng nghĩa, sáng kiến quan trọng nhưng không phổ biến. Việt Nam chênh lệch so với các khu vực khác, tỷ lệ suy dinh dưỡng người nghèo ở mức cao. Do không có cán bộ y tế, người dân nông thôn trả nhiều hơn do phát sinh chi phí đi lại, vậy Bộ Y tế có vai trò trách nhiệm thế nào trong điều này? Và tại sao nhiều nghiên cứu nói rằng Việt Nam tỷ lệ ung thư cao nhất?

"Lương bác sỹ khá hơn, một ca trực không bằng miếng vá xe, chưa quan tâm đến người nhà bệnh nhân, không để người nhà vật vã chờ đợi, vừa lãng phí sức lao động, trời lạnh người nhà đến bệnh viện trông nom người ốm? Vậy phải thực hiện bằng cách nào? Cần rút ngắn chất lượng y tế giữa các vùng miền, tiếp cận thông tin đến với người dân. 

Thủ tướng chỉ đạo Bộ Y tế cần đổi mới mạnh mẽ cách nghĩ cách làm để phục vụ người dân tốt hơn. Năm 2016 đã làm được rồi, năm 2017 phải làm tốt hơn, phải phấn đấu đi đầu trong công tác xây dựng chính phủ liêm chính, kiến tạo phát triển, hành động. 

Trong năm 2016, tổng số có 19.104 cuộc gọi đến đường dây nóng Bộ Y tế, trong đó nội dung người dân phản ánh về tình trạng xuống cấp của cơ sở vật chất, nội quy cơ sở y tế là 32,7%; về quy trình chuyên môn là 35%; về thái độ, tinh thần trách nhiệm của y, bác sỹ là 15,6%; về các vấn đề liên quan đến viện phí và thủ tục khám chữa bệnh BHYT là 10,5%; bên cạnh đó, có tỷ lệ nhỏ các ý kiến phản ánh về các vấn đề tiêu cực (1,2%), tình hình an ninh trật tư tại các cơ sở khám chữa bệnh (2,4%).

Tin bài Nổi bật

Nhãn:

Đăng nhận xét

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.